Ngày nay, bệnh tiểu đường đã trở nên phổ biến và quen thuộc với nhóm bệnh mạn tính. Khi có người bệnh tiểu đường thì dân gian hay dùng các bài thuốc Nam phổ biến để tự điều trị bệnh lý tiểu đường. Vậy cách dùng bài thuốc Nam kinh nghiệm như vậy có đúng và hợp lý không? Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thuốc Nam và bệnh tiểu đường.
BÀI THUỐC 1: Dây thìa canh
Thìa canh là một trong những cây thuốc Nam rất quý được dùng trong Đông y vì tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.
Dây thìa canh, có tên khoa học là Gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ hủy diệt đường.
Hoạt chất chính trong dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.
Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh.
Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh như sau: Đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2 giờ và duy trì đến 4 giờ; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2 giờ và 4 giờ. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.
Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bệnh nhân tiểu đường týp 1 hoặc tiểu đường týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường nam giới. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2 – 3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.
Dây thìa canh là một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khỏe con người.
BÀI THUỐC 2:
+ Lá sa kê 100g.
+ Đậu bắp 100g.
+ Lá ổi (non) 20g.
Sắc với 1 lít nước uống cả ngày, phải theo dõi đường huyết hằng ngày
BÀI THUỐC 3:
+ Lá dứa 30 – 50g. Sắc với 1 lít nước cả ngày.
BÀI THUỐC 4: Cây chuối hột
Chuối hột là loài cây dân giã, rất thường gặp ở nước ta. Chuối hột có nhiều ứng dụng trong đời sống và y học.
Theo Đông y, chuối hột có thể giải nhiều thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và có tính sát trùng. Đặc biệt, chuối hột còn được khuyên dùng đối với bệnh nhân tiểu đường và một trong những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cách sử dụng chuối hột để trị bệnh tiểu đường như sau: Chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc. Lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau lấy nước tiết ra từ thân chuối để uống.
BÀI THUỐC 5: Cây rau cần tây
Với chức năng ổn định đường huyết và hạ huyết áp, người ta cho rằng rau cần tây là loài cây chữa bệnh tiểu đường có công hiệu khả quan.
Theo Đông y, toàn thân cần tây có thể dùng làm thuốc, có vị ngọt, đắng, tính mát và có tác dụng bình can thanh nhiệt, khư phong lợi thấp.
Cần tây chứa hơn 90% là nước, còn lại là nitơ, chất béo, các vitamin cùng nhiều khoáng chất quan trọng.
Cách dùng cần tây để ổn định đường huyết như sau: dùng 500g rau cần tây tươi, rửa sạch, giã nát, rồi cho nước ấm vào khuấy. Sau đó lọc chiết lấy nước cốt và uống mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục trong nhiều ngày.