Phòng ngừa và điều trị các bệnh Thận thường gặp

Thận có những chức năng gì?
Thận là cơ quan rất quan trọng đảm bảo ổn định môi trường bên trong cơ thể. Có những chức năng sinh lý dưới đây:

  • Tạo ra nước tiểu và bài tiết nước tiểu: Đây là chức năng chính yếu của tạng thận. Nó có thể bài trừ phần lớn các sản phẩm chuyển hóa có nguy hại đến sức khỏe (chẳng hạn như urea), cũng như điều tiết phần nước; chất khoáng; cân bằng kiềm toan trong cơ thể, từ đó đảm bảo sức khỏe.
  • Tác dụng tái hấp thu của ống thận: Tác dụng tái hấp thu của ống thận có thể đưa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như glucose, acid amin, vitamin, khoáng tố tái hấp thu vào máu để tận dụng, đảm bảo không bị mất mát chất dinh dưỡng ở mức độ lớn nhất.
  • Có tác dụng nội tiết. Thận bài tiết những kích tố như sau:

+ Angiotensinogenase: Là kích tố quan trọng điều chỉnh huyết áp.
+ Vitamin D: Thúc đẩy hấp thu calci, phosphor và chất xương calci hóa, giúp ích cho sức khỏe của xương.
+ Chất tạo hồng cầu: Thúc đẩy tạo ra hồng cầu trong máu.

Có những loại bệnh thận thường gặp?
1. Viêm tiểu cầu thận.
2. Hội chứng bệnh thận.
3. Sỏi thận.
4. Suy thận (chứng ngộ độc nước tiểu – ceton).

Viêm tiểu cầu thận là gì?
Viêm tiểu cầu thận là một loại bệnh do cơ thể phản ứng lại với vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, làm cho tổ chức tiểu cầu thận xảy ra đột biến. Viêm tiểu cầu thận chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính.

  • Viêm tiểu cầu thận cấp tính: Người bệnh nhẹ triệu chứng không rõ ràng. Trong nước tiểu có ít protein và hồng cầu. Thỉnh thoảng có phù và cao huyết áp.
    Người bệnh nặng ngoài việc trong nước tiểu có protein, hồng cầu và tế bào trụ ra, lâm sàng gặp triệu chứng tiểu nhiều; tiểu gấp hoặc tiểu ít; bí tiểu. Người bệnh nhức đầu; tăng huyết áp; phù và phản ứng hệ tiêu hóa (tức ngực, buồn nôn…), trong máu có chứa Nitơ. Nếu không điều trị kịp thời, đơn vị thận tổn hại tăng lên, có thể dẫn đến suy chức năng thận.
  • Viêm tiểu cầu thận mạn tính: Biểu hiện lâm sàng phần lớn giống viêm tiểu cầu thận cấp tính, chỉ có bệnh tình quá dài, một số trường hợp từ cấp tính chuyển sang mạn tính, một số trường hợp bệnh phát âm thầm.

Điều trị viêm tiểu cầu thận như thế nào?
Ngoài việc dùng thuốc ra, điều trị bằng ăn uống là một mặt quan trọng, có thể khống chế hoãn giải bệnh trạng phát triển.

  1. Hạn chế hấp thu protein: Người bệnh nhẹ trong bữa ăn hạn chế protein và muối ăn, hàng ngày protein hạn chế vào khoảng 0,8g/kg cân nặng. Người bệnh vừa và nặng thời gian đầu nên hạn chế nghiêm ngặt, hàng ngày 0,5g/kg cân nặng, tương đương phân nửa lượng cung của người bình thường. Trong phạm vi hạn chế về lượng nên tìm cách dùng thức ăn chứa đạm tốt, như trứng gà; sữa bò; thịt nạc… Khi bệnh biến chuyển tốt, từng bước tăng lượng đạm, nhưng hàng ngày không vượt quá 0,8g/kg cân nặng.
  2. Hạn chế hấp thu muối natri: Muối ăn thường ngày có chứa clorua natri, nhiều natri sẽ tăng phù thũng và tăng huyết áp, người bệnh nếu xuất hiện phù thũng và tăng huyết áp nên dùng bữa ăn ít muối; không muối hoặc ít natri.
    Muối cung bình thường: 6g/ngày.
    Ăn uống ít muối: < 3g/ngày.
    Ăn uống không muối: < 1g/ngày.
    Ăn uống ít natri: < 500mg natri/ngày.
    Phàm thức ăn chứa nhiều muối như cải muối; dưa món; trứng muối; trứng bắc thảo; thịt ngâm; cá muối; bánh mì mặn… đều nên tránh. Có thể dùng đường; giấm; tương mè; tương cà… để điều vị. Bữa ăn ít natri là ngoài muối ăn ra, cũng không dùng thức ăn chứa nhiều natri như bột ngọt; rau cần và hồi hương.
  3. Hạn chế hấp thu kali thích đáng: Một số muối ăn chế bằng muối kali, nhưng khi người bệnh xuất hiện tiểu ít; bí tiểu hoặc kali máu tăng cao, lập tức ngưng dùng muối kali, cũng như hạn chế dùng rau cải và trái cây chứa nhiều kali, như chuối; khoai tây; nước trái cây; nước rau; nước thịt.
  4. Hạn chế hấp thu nước: Nên theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày nhiều ít mà khống chế lượng dịch đầu vào. Phương pháp nắm bắt thường là trừ lượng nước tiểu bài ra hôm trước, rồi hấp thu thêm 0,5 – 1 lít. Phàm người bệnh lượng nước tiểu quá ít có phù thũng, hàng ngày lượng dịch hấp thu nên dưới 1 lít.
  5. Tổng lượng calo vừa đủ: Người bệnh nằm giường, cung cấp calo không nên quá nhiều, carbohydrate và lipid là nguồn cung calo chính, chiếm khoảng 90% so với tổng lượng, nhưng hàm lượng lipid không nên quá nhiều, cũng như nên dùng loại dầu chứa nhiều acid béo không bão hòa, tức với dầu thực vật là chính.
  6. Cung cấp vitamin: Nhiều loại vitamin nên cung cấp đủ. Vì vitamin C đối kháng với phản ứng dị ứng, càng nên cung cấp đầy đủ, có người cho rằng hàng ngày tối thiểu trên 300mg.
  7. Ăn uống thanh nhiệt, ít béo ngậy, kiêng dùng thức ăn kích thích, như rượu, cà phê, ớt…

Hội chứng bệnh thận là gì?
Hội chứng bệnh thận trên lâm sàng có 4 đặc trưng lớn:
1. Nhiều protein niệu, lượng protein bài ra trong ngày trên 3g, thậm chí đạt 10 – 20g.
2. Phù nhiều.
3. Mỡ máu tăng cao hoặc tăng huyết áp.
4. Hemoglobin thấp.

Diễn biến bệnh lý là mạch máu thận phì đại làm tăng tính thẩm thấu, làm cho chất có phân tử nhỏ như albumin và globumin mất đi khi lọc. Thường thời kỳ đầu phát bệnh tổn thương chức năng thận không nghiêm trọng, về sau có thể tăng nặng. Bệnh trạng có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm, có thể tái phát sau khi biến chuyển tốt, tiên lượng xấu.

Phòng ngừa bệnh thận như thế nào?
Nếu bệnh thận không điều trị kịp thời, khi nghiêm trọng có thể dẫn đến suy chức năng thận, xuất hiện diễn biến bệnh toàn thân trên nhiều hệ thống, nhiều cơ quan (triệu chứng hệ tiết niệu, triệu chứng đường ruột; triệu chứng tim mạch; triệu chứng hệ máu…), nguy hại đến tính mạng, phí điều trị cũng khá đắc, mang lại gánh nặng kinh tế trầm trọng cho người bệnh và gia đình.

Biện pháp dự phòng cần chú ý những điều dưới đây:

  1. Dự phòng cảm mạo; viêm amiđan: Cảm mạo và viêm amiđan có thể gây ra phản ứng cơ thể, bộc phát bệnh thận hoặc bệnh thận tăng nặng, nên dự phòng tích cực, luyện tập thân thể, mặc thêm áo thích thời, tránh sự xâm nhập của phong hàn thấp tà. Nếu viêm amiđan tái phát nhiều lần, có thể đắn đo việc cắt bỏ amiđan.
  2. Thử nước tiểu; đo huyết áp định kỳ: Bệnh thận có tính tiềm ẩn nhất định, một số người bệnh mắc bệnh không có cảm giác, cho đến khi xuất hiện triệu chứng tức ngực; buồn nôn hoặc thiếu máu, đã đi vào thời kỳ cuối, được chẩn đoán xác định là suy chức năng thận (tức chứng ngộ độc nước tiểu), mất cơ hội tốt điều trị. Thử nước tiểu định kỳ là một bước đi giản tiện và có hiệu quả phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh thận thường kèm tăng huyết áp, thường xuyên đo huyết áp, cũng trợ giúp phát hiện bệnh sớm.
  3. Tích cực điều trị bệnh nguyên phát: Các bệnh tăng huyết áp; bệnh tiểu đường; bệnh thống phong; chứng ngộ độc thai nghén…, có thể gây tổn hại thận một cách tái phát. Cho nên cần điều trị tích cực những bệnh nguyên phát, cũng như dự phòng hoặc cảnh giác xảy ra bệnh thận đột biến. Ngày thường dùng thuốc, tránh dùng thuốc có tác dụng gây hại cho thận, đọc kỹ hướng dẫn thuốc.

(Y học phổ thông – yhocphothong)

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN