1. TAM GIÁC BAO 三角泡 (DÂY TẦM PHỎNG)
Tên khoa học: Cardiospermum halicacabum L. Họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Tên gọi khác: Tầm phỏng. Phong thuyền cát
Phân bố: Mọc hoang trên các nương rẫy, bờ bụi. hoặc mọc khắp nơi ở vùng rừng núi.
Thu hái và chế biến: Hái vào mùa hạ thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hoặc phơi khô.
Tính năng: Vị hơi đắng tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hoá thấp giải độc, tiêu thũng.
Liều dùng: 15 – 30g.
+ NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường
- BÀI 1: Dây tầm phỏng tươi 60g, khô 30g sắc uống như nước trà.
- BÀI 2: Dây tầm phỏng, Râu Ngô đều 30g, sắc uống như nước trà.
- BÀI 3: Dây tầm phỏng, Sơn dược, Thiên hoa phấn, Ngọc trúc đều 15g. sắc uống.
- BÀI 4: Dây tầm phỏng, Lá ổi đều 15g. Sắc uống như nước trà.
2. MỘC CẨN CĂN 木槿根 (DÂM BỤT)
Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis L.
Họ Bông (Malvaceae).
Tên gọi khác: Dâm bụt, Xuyên cận bì, Bạch hoa mộc cẩn căn.
Phân bố: Cây mọc ở dưới chân núi nơi trảng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, viện hoặc được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.
Thu hái và chế biến: Hoa hái từ tháng 7 – 10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.
Tính năng: Hoa Dâm bụt: Có vị ngọt lạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết.
Vỏ rễ: Có vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.
Liều dùng: Hoa: 6 – 12g. Vỏ rễ: 3 – 10g.
+ NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường
- BÀI 1: Rễ Dâm bụt tươi 30 – 60g. Sắc uống thay nước trà.
- BÀI 2: Rễ Dâm bụt tươi, Thịt Heo đều 60g, Đăng tâm thảo 20g hầm lấy nước uống.
- BÀI 3: Rễ Dâm bụt tươi 15g. Hoài sơn 30g. Sắc uống.
3. TÂY QUA BÌ 西瓜皮 (VỎ DƯA HẤU)
Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad.
Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae)
Tên gọi khác: Thủy qua đ©þ, Dưa Hấu.
Phân bố: Cây được trồng khắp nơi.
Thu hái và chế biến: Hái vào mùa hạ.
Tây qua bì: Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài. Phơi hay sấy khô.
Tây qua thúy: Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.
Tính năng: Vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.
Liều dùng: 10 – 30g.
Cấm kỵ: Người bên trong có hàn thấp nhiều thì không dùng.
+ NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường
- Tây qua thúy (hoặc Vỏ dưa hấu), Câu kỷ tử đều 30g, Đảng sâm 10g, sắc uống.
Nghiên cứu dược lý chứng minh được: Vỏ dưa hấu có tác dụng giảm khát.
4. BA TIÊU CĂN 芭蕉根 (RỄ CÂY CHUỐI)
Tên khoa học: Musa Paradisiaca L.
Họ chuối (Musaceae).
Tên gọi khác: Ba tiêu đầu.
Phân bố: Cây được trồng khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già. Dùng tươi hay thái phiến phơi khô.
Tính năng: Vị ngọt nhạt tính hàn có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.
Liều dùng: 30 – 120g.
Cấm kỵ: Người tỳ vị hư nhược cấm dùng.
+ NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường.
- BÀI 1: Rễ tươi chuối già 60g, Mật ong vừa đủ. Đem rễ Chuối già giã nhỏ vắt lấy nước cốt hòa mật ong chia uống 3 lần trong ngày.
- BÀI 2: Rễ Chuối già khô, Thiên hoa phấn đều 30g, sắc uống.
- BÀI 3: Rễ Chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.
5. TÙNG MỘC BÌ 松木皮 (VỎ CÂY THÔNG)
Tên khoa học: Pinus merkusiana E.N.G. Cooling et H.Gauss.
Họ Thông (Pinaceae).
Tên gọi khác: Tùng mộc căn 松木根. Tùng thụ bì 松树皮.
Phân bố: Mọc ở vùng đồi núi. (Lâm Đồng, Quảng Ninh)
Thu hái và chế biến: Hái quanh năm.
Vỏ Thông: Lựa cây Thông già cạo bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, lấy lớp vỏ thứ 2, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hay sấy khô.
Lá Thông: Dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó, rửa sạch giã nát hoặc cắt ngắn.
Tính năng: Vỏ Thông (lớp vỏ thứ 2): Vị đắng chát tính hàn, có tác dụng chỉ ẩu giải độc, khử hủ sinh tân.
Lá Thông: Vị đắng chát tính ấm, có tác dụng khu phong táo thấp, sát trùng, trị ngứa.
Liều dùng: Vỏ Thông (lớp vỏ tươi thứ 2): 15 – 30g.
Lá Thông tươi: 50 – 100g.
+ NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường
- Vỏ thông già (lớp thứ 2) 60g, Xương Heo vừa đủ. Hầm lấy nước uống, mỗi ngày 1 tễ.
6. CẨU NHA CĂN 狗牙根 (CỎ GÀ, CỎ CHỈ)
Tên khoa học: Cynodon dactylon (L.) Pers. Họ Lúa (Poaceae).
Tên gọi khác: Ban căn thảo 绊根草, Thiết tuyến thảo 铁线草.
Phân bố: Mọc ở những bãi đất trống, ven làng, ven lộ, bờ sông.
Thu hái và chế biến: Hái vào mùa hạ thu, loại bỏ tạp chất, sấy khô, khi dùng rửa sạch cắt ngắn.
Tính năng: Vị ngọt tính bình có tác dụng giải nhiệt phát hãn, lợi tiểu, chỉ huyết sinh cơ.
Liều dùng: 10 – 30g.
NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường
- BÀI 1: Rễ cỏ chỉ 30g, Băng đường (đường phèn) vừa đủ, sắc uống.
- BÀI 2: Rễ cỏ chỉ, Râu Ngô đều 30g, sắc uống thay nước trà.
- BÀI 3: Rễ cỏ chỉ, Râu Ngô đều 30g, Trái đậu bắp tươi 60g. Sắc uống. Uống liên tục 15 – 30 ngày là 1 liệu trình.
7. PHÙ BÌNH 浮萍 (BÈO TẤM TÍA)
Tên khoa học: Lemna minor L. Họ Bèo tấm (Lemnaceae).
Tên gọi khác: Tử bối phù bình 紫背浮萍, Bèo Tấm tía.
Phân bố: Mọc ở Ao, Hồ, Vũng lầy, Kênh rạch.
Thu hái và chế biến: Hái vào mùa hạ thu từ tháng 6 – 9, loại bỏ tạp chất. dùng tươi hoặc phơi khô.
Tính năng: Vị cay tính hàn có tác dụng tuyên tán phong nhiệt, thấu chẩn, lợi niệu.
Liều dùng: 3 – 10g.
Cấm kỵ: Người thể hư tự hãn, phù thũng do tỳ hư thì không dùng, Phụ nữ có thai cấm dùng.
NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường
- BÀI 1: Bèo tấm tươi, Rễ qua lâu tươi (Thiên hoa phấn) đều bằng nhau. Giã nát vắt lấy nước, mỗi ngày 2 lần. Mỗi lấn uống 1/2 ly trà. Nếu dùng khô mỗi vị 50g nấu nước uống cả ngày.
- BÀI 2: Bèo tấm tươi 100g. Giã vắt lấy nước.
Nghiên cứu dược lý chứng minh được: Bèo tấm tía có tác dụng chữa tiêu khát và mạnh tim.
8. BIỂN SÚC 萹蓄 (RAU ĐẮNG ĐẤT)
Tên khoa học: Polygonum aviculare L.
Họ Rau răm (Polygonaceae).
Tên gọi khác: Cây càng tôm, cây xương cá.
Phân bố: Mọc ở nơi ẩm thấp, đồng trống, đất hoang, ven lộ, bãi sông, bãi cát, góc vườn, ngoài ruộng.
Thu hái và chế biến: Hái vào mùa thu, loại bỏ tạp chất rửa sạch, sấy khô.
Tính năng: Vị đắng tính hơi hàn có tác dụng lợi tiểu thông lâm.
Liều dùng: 10 – 15g.
NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường
- BÀI 1: Rau đắng đất tươi 250g. Vắt lấy nước, chia làm 3 lần uống. Uống liên tục 15 ngày.
- BÀI 2: Rau đắng đất, Râu Ngô đều 30g, sắc uống.
- BÀI 3: Rau đắng đất 30g, Sơn dược 15g, sắc uống.
Nghiên cứu dược lý chứng minh được: Rau đắng đất có tác dụng trị tiêu khát.
9. PHAN THẠCH LỰU DIỆP 番石榴叶 (LÁ ỔI)
Tên khoa học: Psidium guajava L. Họ Sim (Myrtaceae).
Tên gọi khác: Phan đào diệp 番桃叶, Phan cẩm diệp 番捻叶, Ổi.
Phân bố: Được trồng khắp nơi. Hoặc mọc hoang ở sườn đồi chân núi, khe suối.
Thu hái và chế biến: Lá – hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.
Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.
Tính năng: Vị ngọt chát tính bình có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.
Liều dùng: 10 – 15g. Tươi 15 – 30g.
Cấm kỵ: Người tiêu chảy do nhiệt cấm dùng.
NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa Tiểu đường:
- BÀI 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà.
- BÀI 2: Lá Ổi, lá Bạch quả đều 15g, Râu bắp 30g sắc uống.
- BÀI 3: Quả Ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, mỗi ngày 2 lần.
- BÀI 4: Lá Ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.
Nghiên cứu dược lý chứng minh được: Lá Ổi hoặc nước ép quả Ổi chín có tác dụng hạ đường huyết.