Người cao tuổi bị táo bón phải tẩm bổ như thế nào?

Táo bón, nói một cách đơn giản là đại tiện bí kết, không thể bài phân ra ngoài thuận tiện đúng thời gian. Thông thường, nếu quá 48 giờ không đại tiện thì được xem là táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón rất nhiều, nhưng người cao tuổi táo bón gặp nhiều với hư chứng. Đối với việc tẩm bổ cho người cao tuổi táo bón, chỉ cần phân biệt rõ tính chất của chứng hư, thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Thực tế, người cao tuổi táo bón chỉ cần nhận định được khí hư táo bón, huyết hư táo bón, âm hư táo bón, dương hư táo bón, riêng biệt với bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương để tẩm bổ thì sẽ đạt hiệu quả như ý.

Bổ khí: “Khí” là động lực. Đông y nói “Khí hành thì huyết hành”. Thật ra, sự vận hành của huyết dịch không chỉ dựa vào thúc đẩy của “Khí”, mà việc đại tiện cũng phải dựa vào thúc đẩy của “Khí”. Do thiếu “Khí”, không có lực thúc đẩy, do vậy táo bón có triệu chứng khí hư thấy rõ: tức đại tiện không hẳn rất khô cứng, thậm chí còn hình thành phân mềm, nhưng khi đại tiện sức yếu, khó bài tiện. Khi mót rặn vã mồ hôi, sau đại tiện mất sức, bình thường sắc mặt trắng nhạt, uể oải mất sức. Chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch tế.

Hoàng Kỳ
Hỏa Ma Nhân

Bài thuốc bổ khí dưới đây: Hoàng kỳ (chích) 30g, Hỏa ma nhân 30g, mật ong 50g. Hỏa ma nhân giã nhuyễn, cùng Hoàng kỳ cho vào trong nồi, sắc khoảng nửa giờ, bỏ bã, lấy nước cốt, thêm mật ong vào thì dùng. Mỗi buổi sáng uống ấm lúc bụng đói.

Bổ huyết: “Huyết” giúp tư dưỡng đường ruột, huyết hư tất đường ruột cô táo. Người xưa ví von đường ruột như một “con sông”, đại tiện ví như chiếc “ghe nhỏ”. Đường ruột cô táo tức “Dòng sông khô cạn”, thì “ghe nhỏ” làm sao qua sông? Huyết hư không thể thượng vinh đầu mặt, tất sẽ gặp sắc mặt trắng nhạt, váng đầu hoa mắt, huyết hư không dưỡng tâm, tức sẽ hồi hộp tim đập, mất ngủ hay quên. Môi lưỡi trắng nhạt, mạch tế.

Dùng bài thuốc bổ như sau:

Đương Quy
  1. Đương quy 100g, Tử uyển 50g, mật ong 50g. Đương quy và Tử uyển sắc nấu, bỏ bã, lấy nước, nêm thêm mật ong, cô thành cao, chứa trong keo sử dụng dần, mỗi sáng và chiều uống 10ml.
  2. Long nhãn 50g, Trái dâu tằm tươi 50g, mật ong 50g. Nấu cô thành cao như phương pháp nêu trên, chứa trong keo sử dụng dần, mỗi sáng và chiều uống 10ml.

Bổ âm: Phàm “Âm hư” tất có “Nội nhiệt”. Với triệu chứng gò má đỏ, chóng mặt, ù tai, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế mà sác.

Dùng bài thuốc bổ dưới đây:

  1. Hà thủ ô 50g, mè đen 50g, gạo 100g, Đại táo 3 quả, đường phèn vừa đủ. Tất cả cùng ninh chè, sau khi nêm đường phèn thì chia 2 lần dùng vào buổi sáng sau khi thức dậy.
  2. Chuối 0,5kg, mè đen 25g. Dùng chuối chấm với mè rang chín để ăn. Một ngày 3 lần ăn hết.

Bổ dương: Người “Dương hư” tất có “Nội hàn”. Ngoài triệu chứng táo bón ra, còn thấy tay chân lạnh, thích nóng sợ lạnh, lạnh đau trong bụng, tiểu tiện trong dài, tiểu đêm nhiều, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì…

Dùng bài thuốc bổ như sau: Nhục thung dung 15g, thịt dê 250g. Thịt dê sau khi rửa sạch, ngâm trong nước khoảng nửa giờ, trụng qua nước sôi, vớt ra, thái lát nhỏ, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, sau khi nấu sôi, vớt váng, nêm vào ít rượu, thêm Nhục thung dung, gừng nhuyễn, chuyển lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ, bỏ bột nêm, bột tiêu, nấu sôi thì hoàn tất. Dùng làm món phụ, ăn hết trong ngày. Có thể dùng liền vài ngày.

(Y học phổ thông – yhocphothong)

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN