Insulin: Người bệnh tiểu đường cần biết

Insulin là gì?
Insulin là hormon do tuyến tụy tiết ra để điều hòa đường huyết. Hormon được sản xuất bởi tế bào beta của tuyến tụy.

Insulin có tác dụng gì?
Insulin có tác dụng như chìa khóa để “mở khóa” tế bào, đưa đường vào trong tế bào và các mô để nuôi dưỡng cơ thể.

Ai cần sử dụng Insulin?
Bệnh tiểu đường type 1 phải dùng insulin. Bệnh tiểu đường type 2 nhu cầu dùng Insulin khi mà thuốc uống đã thất bại, vài trường hợp như mang thai, phẫu thuật, nhiễm trùng nặng hoặc hôn mê.

Bệnh tiểu đường, sử dụng Insulin có tốt hơn thuốc viên không?
Insulin có nhiều ưu điểm. Hầu hết Insulin dạng thiên nhiên, còn thuốc uống không phải thiên nhiên.

Hiện nay nghiên cứu dùng Insulin ngay từ mới chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc thời gian sớm nhất của bệnh tiểu đường không chỉ giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường mà còn bảo tồn được chức năng của tuyến tụy.

Sử dụng liều Insulin đúng như thế nào?
Liều Insulin phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể của bạn.

Thời gian tốt nhất tiêm Insulin khi nào?
Phụ thuộc vào loại Insulin bạn dùng. Thời gian tốt nhất để tiêm Insulin R là 30 phút trước khi ăn, khi đó lượng Insulin đưa vào điều hòa lượng đường huyết do thức ăn. Ngoài ra trường hợp bạn đã ăn rồi thêm Insulin ngay sau đó tốt hơn là không tiêm.

Các loại Insulin khác nhau như thế nào?
Insulin có nhiều loại khác nhau, và mỗi loại insulin tác dụng khác nhau. Tác dụng của insulin phụ thuộc vào thời gian bắt đầu tác dụng sau khi tiêm, nồng độ đỉnh và thời gian tác dụng kéo dài.

+ Insulin- Tác dụng ngắn: Bắt đầu tác dụng 30 phút sau khi tiêm, nồng độ đỉnh 2-3 giờ và tác dụng kéo dài: 3-6 giờ.

+ Insulin- tác dụng trung bình: Bắt đầu tác dụng 2-4 giờ sau khi tiêm, nồng độ đỉnh 12 giờ và tác dụng kéo dài: 12-18 giờ.

+ Insulin- tác dụng kéo dài: Bắt đầu tác dụng 1-2 giờ sau khi tiêm, nồng độ đỉnh 12 giờ và tác dụng kéo dài: 24 giờ.

+ Insulin- Tác dụng nhanh: Bắt đầu tác dụng 15 phút sau khi tiêm, nồng độ đỉnh 1-2 giờ và tác dụng kéo dài: 3-4 giờ.

+ Insulin- Tác dụng hỗn hợp: Có pha trộn sẵn 2 loại insulin khác nhau trong lọ tiêm.

Xảy ra điều gì nếu tiêm quá liều Insulin
Nếu bạn tiêm quá liều Insulin thì đường huyết sẽ xuống thấp, gọi là hạ đường huyết. Các triệu chứng của hạ đường huyết như sau:
+ Ngáp liên tục, lú lẫn, mất khả năng vận động, khó tập trung, lạnh hoặc vã mồ hôi, tái nhợt, dễ cáu gắt, mệt mỏi, lo lắng.
+ Đói quá mức, nhức đầu, mờ mắt và chóng mặt, đau bụng hoặc buồn nôn, ngất xỉu và mất ý thức.

Nên tiêm Insulin ở đâu?
Thường tiêm Insulin ở trên cánh tay, mặt trước đùi và bụng cách rốn 5cm. Nên tư vấn bác sĩ của bạn chỗ tiêm nào tốt nhất. Insulin tiêm ở bụng có tác dụng nhanh nhất, tiêm ở đùi có tác dụng chậm nhất, và tiêm ở cánh tay có tác dụng trung bình.
Không nên tiêm insulin nhiều lần trên cùng 1 vị trí, mà cần phải thay đổi vị trí tiêm.

Human Insulin tái tổ hợp là gì?
Human Insulin (insulin người) là protein có cấu trúc giống như Insulin do tuyến tụy người tiết ra, được sản xuất với công nghệ tái tổ hợp DNA .

Tại sao Insulin người tốt hơn Insulin động vật?
Insulin động vật có thể gây ra phản ứng miễn dịch cho người, hoặc có thể gây dị ứng theo thời gian và sẽ không hiệu quả. Insulin người thì không gây miễn dịch và hiệu quả hơn.

Khi tiêm Insulin nên lưu ý điều gì?
Bác sĩ của bạn sẽ chỉ dẫn cho bạn cách thêm Insulin. Hãy theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy theo một số lời khuyên chung khi tiêm Insulin:

  1. Rửa bàn tay của bạn.
  2. Mở nắp đậy lọ thuốc insulin và lau miệng lọ với bông gòn có tẩm cồn.
  3. Rút pit tông của ống tiêm, rút 1 lượng không khí bằng với lượng thuốc insulin cân để tiêm (tính bằng đơn vị). Đâm kim tiêm vào lọ thuốc, bơm không khí vào trong lọ bằng cách đẩy pit tông vào. Quay lọ thuốc xuống.
  4. Chắc chắn rằng đầu mũi kim tiêm chạm vào thuốc insulin. Rút pit tông ra với lượng thuốc insulin đúng liều cần dùng.
  5. Chắc chắn rằng không có bóng khí trong ống tiêm trước khi rút kim tiêm ra khỏi lọ thuốc. Nếu có bóng khi, giữ ống tiêm và lọ thuốc thẳng đứng và để bóng khí chạy lên đầu ống tiêm. Đẩy pít tông vào ống tiêm để đưa bóng khí vào trong lọ thuốc. Sau đó rút thuốc vào ống tiêm đúng với liều cần dùng.

Lau sạch vùng da với bông gòn tẩm cồn, kéo da lên và đưa kim insulin vào thẳng góc với da (90 độ). Nếu da bạn mỏng, có thể tiêm vào da với góc 45 độ.

(Y học phổ thông – yhocphothong)

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN