Huyết áp không đều

Trần Thị L. 68 tuổi. Bán xôi ở chợ. Tuy tuổi già nhưng ngày nào Bà cũng phải bưng thúng xôi đi dạo bán khắp làng. Dạo gần đây, đôi khi Bà thấy chóng mặt, nhiều khi ngồi xuống, đứng dậy thấy chóng mặt. Nhờ y tá gần nhà đo huyết áp, có lúc 160/95mmHg, khi thì 175/96mmHg, có lúc lại lên 1950/102mmHg.

Nhà nghèo, lại phải nuôi chồng bị liệt, Bà không dám đến khám các phòng mạch các bác sĩ tư, chỉ dám đến các phòng khám từ thiện, được cho thuốc gì, uống thuốc đó cho qua ngày. Trị lâu không khỏi, các thầy thuốc trong phòng khám nhân đạo nhờ tôi góp ý trị cho Bà.

Tôi hướng dẫn Bà xin Rau Cần, mỗi lần 30g, trái Sung chín 5-6 trái, nấu lấy nước uống mỗi ngày. Uống vậy khoảng 10 ngày, mỗi ngày đều đo huyết áp lại, mức huyết áp đều chỉ ở khoảng 120/75 – 130/78mmHg. Bà cho biết không còn chóng mặt, hàng ngày đi được xa hơn nên bán được nhiều lượng xôi hơn.

RAU CẦN

Đông y gọi là Cần Thái, Cần Ta.
Tên khoa học: Oenanthe javanica (Blume) DC.
Thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae).

Cần là loại cây thảo, sống dai. Thân nhẵn, mọc nổi rồi đứng lên, có rễ dạng sợi, thân rỗng, có đốt và khía dọc, dài o,3-1m. lá có hình dạng rất thay đổi, có cuống nhưng các lá góc và lá ngọn lại giống nhau, chia thùy hình lông chim 1-2 lần với các phiến hình mác, hơi có dạng trái xoan hoặc hình thoi, có chóp nhọn và mép nhăn nheo. Cụm hoa gồm những tán kép đối diện với lá, có 5-15 nhánh mang các tán con. Mỗi tán con lại chia 10-20 nhánh gần bằng nhau, mang những hoa mầu trắng. Quả hình trụ thuôn, có 5 cạnh lồi.

Theo Đông y: Rau Cần có vị ngọt, hơi cay, tính mát.
Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thủng, giảm đau, cầm máu. Dân gian thường dùng trị huyết áp cao.

TRÁI SUNG 

Đông y gọi là Ưu Đàm Thụ.
Tên khoa học: Ficus racemosa L.
Thuộc họ Dâu Tằm (Moraceae).

Sung là loại cây cao tới 15-20m. Lá hình ngọn giáo hoặc bầu dục, mọc so le. Lá Sung thường bị sâu ký sinh tạo nên cá vết sần sùi như mụn nhỏ. Cụm hoa trên đế, hoa lõm, phát triển thành túi kín bao lấy hoa ở bên trong. Các cụm hoa này xếp thành chùm ở thân và cành. Quả Sung khi chín có màu đỏ.

Theo Đông y, quả Sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát.
Có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, giảm đau, tiêu đờm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ máu.
Chúng tôi thường dùng để bổ máu, có tác dụng tốt, chống chóng mặt do máu huyết không điều hòa.

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN