Huyền thoại Hà thủ ô

Chuyện kể rằng: Vào đời Đường bên Trung Quốc, có một người tên là Hà Điền Nhi ốm yếu từ nhỏ, năm 58 tuổi vẫn chưa có con, bởi vậy trong lòng phiền muộn khuôn nguôi. Một hôm, họ Hà buồn quá bèn xuống núi uống rượu say đến nỗi nằm lăn ra ngủ cạnh bìa rừng mà không biết.

Khi tỉnh dậy, anh chợt nhìn thấy bên cạnh mình có một cây thân leo từng cặp, từng cặp quấn chặt lấy nhau hồi lâu rồi buông ra và lại quấn với nhau rất kỳ quái.  Phải mất nhiều thời gian để tách chúng ra, nhưng sau đó chúng lại kết vào nhau một lần nữa. Ông lại tách chúng ra ba hay bốn lần nữa, ông rất ngạc nhiên sau mỗi lần tách ra chúng lại đan xen như cũ một lần nữa, vì vậy đợi khi trời sáng, Hà Điền Nhi bèn đào lấy rễ cây đem về nhà.

Điền Nhi hỏi những người dân trong làng, nhưng không ai biết bất cứ điều gì về giống cây này. Ông phơi khô và bảo quản chúng. Sau đó một số dân làng nói với ông ta: “Bác đã già lại không có con, nhưng giống cây này ở lại quấn vào nhau ngay cả sau khi bị tách. Có thể đó là phép màu nào đó! Tại sao bác không thử ăn chúng đi và xem chúng giúp ích được gì không?”.

Một ngày nọ, Hà Điền Nhi tìm gặp sư Văn Tường, kể lại việc mình tìm được loại cây lạ trên. Sư Văn Tường nói với ông: “Những cây này về đêm lại quấn vào nhau, nếu ông dùng chúng, có thể sống tới 160 tuổi…”… Nghe vậy, ông cắt nhỏ rễ và uống với rượu.

Một vài tháng sau đó, ông cảm thấy tràn đầy năng lượng và bắt đầu có ham muốn tình dục. Chẳng bao lâu, ông muốn một người vợ và một gia đình. Điền Nhi lại đào thêm nhiều gốc cây và ăn chúng với rượu. Sau hai năm tất cả các bệnh của ông đều biến mất, tóc từ bạc chuyển thành đen nhánh, da dẻ tươi sáng và trẻ trung, thân hình trở nên cường tráng.

Trong 10 năm sinh liền mấy đứa con, sống thọ tới 160 tuổi. Cháu nội của Điền Nhi là Hà Thủ Ô dùng thuốc cũng thọ tới 130 tuổi mà tóc vẫn còn đen bóng. Anh ta đem thuốc cho họ hàng và bà con làng xóm cùng dùng, bởi vậy mọi người gọi cây thuốc này là hà thủ ô (Hà = người họ Hà; Thủ = đầu; Ô = màu đen).

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô còn gọi là Dạ giao đằng, Dạ hợp (vì ban đêm cây quấn vào nhau – Dạ = ban đêm; Giao = kết vào với nhau; Đằng = thân dây).

Tên khoa học là Polygonum multiflorum, nghĩa là có nhiều đốt, nhiều hoa.

Cây Hà thủ ô là loại cây leo hay dạ hợp, vì đêm đến cành quấn vào nhau. Cây mọc lâu năm, thân xoắn vào nhau, lá so le, có cuống dài. Hoa trắng mọc chùm có nhiều nhánh. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11. Hà thủ ô mọc hoang ở rừng núi nhiều nhất là ở các tỉnh Tây Bắc và Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu ở Việt Nam.

Phần dùng  làm thuốc: Rễ củ (Radix Polygoni multiflori). Loại rễ củ to đường kính trên 4 cm, khô, vỏ nâu sẫm, cứng đỏ chắc, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt là tốt.

Để tăng hiệu quả của thuốc, có thể bào chế Hà thủ ô như sau:

  1. Rửa sạch, ngâm nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại, đổ nước Đậu đen vào ngập (cứ lkg Hà thủ ô thì cho 100g đậu đen nấu với 2 lít nước cho tới khi đậu đen nbừ nát) nấu cho tới khi gần cạn, nên đảo luôn cho chín đều). Khi củ trở nên mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có), xắt hoặc bào mỏng, rồi phơi khô, còn nước đậu đen thì tẩm phơ’i cho hết, Nều đồ và phơi như thế cho được 9 lần (củu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nóng, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét (Trung quốc dược học đại từ điển).
  2. Hà thủ ô đã cắt miếng, cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm một đêm (cứ 10kg Hà thủ ô thì dùng 2,5 lít rượu). Ngày hôm sau bỏ vào nồi đồ 4 gíờ. Lấy ra phơi trong râm mát cho khô. Lại tẩm lại đồ 2 lần nữa là được. Miếng Hà thủ ô sẽ có màu nâu đen (Trung dược đại từ điển).
  3. Hà thủ ô đỏ (có thể trộn thêm với Hà thủ ô trắng), 2 vị bằng nhau, ngâm trong nước vo gạo 4 ngày đêm, thay nước vo gạo hàng ngày. Xong vớt ra cạo vỏ bỏ đi lấy đậu đen đãi sạch rồi cho vào chõ, cứ một lượt Hà thủ ô thì một lớp đậu đen. Đồ cho chín nhừ đậu đen. Bỏ Đậu đen, lấy Hà thủ ô phơi khô, phơi rồi đồ như vậy cho được 9 lần. Cuối cùng, lấy Hà thủ ô thái mỏng hay bào phiến hoặc sấy khô hoặc tán bột (Trung quốc dược học đại từ điển).

Cho đến nay Hà thủ ô vẫn được dùng làm thuốc bổ thần kinh suy nhược, bổ huyết, khỏe gân cốt. Đối với phụ nữ, Hà thủ ô được dùng làm thuốc bổ sau khi sanh đẻ. Ngoài rễ Hà thủ ô, lá và cành còn được dùng đun nước tắm rửa, để chữa các chứng lở ngứa.

Ngoài Hà thủ ô đỏ ra, còn một thứ Hà thủ ô trắng, Đông y cho là công dụng cũng giống như Hà thủ ô đỏ. Cách chế biến và liều dùng cũng không khác.

KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ DÙNG HÀ THỦ Ô

Làm mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: Dùng Hà thủ ô, lấy dao bằng đồng cắt lát, nếu khô thì ngâm vơi nước  vo gạo cho mềm để cắt, Ngưu tất (bỏ mầm non) 1-3 cân, xắt lát, lấy 300g; Đậu đen rửa sạch, dùng gỗ hoặc tre đan làm giá, cứ bỏ một lớp đậu, một lớp Hà thủ ô và Ngưu tất, sắp nhiều lớp cho tới khi hết, chưng nấu cho tới khi đậu chín, lấy ra, bỏ đậu đi,  phơi khô, làm như thế cho được 3 lần rồi tán bột, lấy Đại táo chưng rồi trộn thuốc làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống từ 30 – 50 viên với rượu ấm lúc bụng đói (Hòa tễ cục phương).

Làm cho tóc râu tốt, khỏe gân xương, bổ tinh khí, sống lâu: Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, Ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều. Lấy đậu đen đãi cho sạch. Cho thuốc vào nồi hấp, cứ một lượt thuốc, một lượt đậu. Hấp chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo tàu đen trộn với bột làm thành viên 0,05 g. Ngày uống 5 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để uống thuốc (Hà thủ ô hoàn – Hòa tễ cục phương).

Làm mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ  mỗi thứ 300g, cạo bỏ vỏ, phơi trong râm cho khô, lấy cối chầy đá tán bột, uống mỗi buổi sáng 4g với ít giấm (Trịnh Nham Sơn Trung Thừa phương).

Làm mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: Hà thủ ô đỏ, trắng mỗi thứ 300g, chia làm 4 phần, một phần ngâm với nước Đương quy, một phần ngâm với nước Sinh địa, một phần ngâm với nước Hạn liên thảo (cỏ mực – cỏ nhọ nồi), một phần ngâm với sữa người. Sau 3 ngày lấy ra, phơi nắng riêng ra, sấy trên ngói cho khô, bỏ vào cối đá giã  thành bột, chưng nhục Đại táo cho nhuyễn, làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 40 viên lúc đói (Bút phong tạp hứng).

Trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược, có triệu chứng lưng gối nhức mỏi, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng nhiều: Hà thủ ô 20g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chỉ 12g, tán bột mịn, luyện hoàn vớỉ mật ong. Mỗi ìần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối nhạt (Hà thủ ô hoàn – Sổ tay lâm sàng trung dược).

Trị mất ngủ do huyết hư: Chế Hà thủ ô, Bắc sa sâm, Qui bản, Long cốt, Bạch thược mỗi thứ 12g, sắc uống (Sổ tay lâm sàng trung dược).

Trị huyết hư, bạc tóc: Chế thủ ô 15g, Thục địa 15g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Trị chưa già đã suy yếu, thân thể hư nhược và râu tóc bạc sớm: Chế thủ ô 16g, Sinh địa 30g (rửa bằng rượu). Bỏ vào ấm sứ, rót nước sôi vào uống thay trà. Cứ 3 ngày thay thuốc 1 lần, uống liền 3 tháng.

Trị can huyết bất túc, huyết áp hơi cao, đầu đau, chóng mặt, tay chân tê: Hà thủ ô (chế), Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược (sống), Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa uyển tậ lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất mỗi thứ 12g, Sắc uống (Hà thủ ô tễ – Sổ tay lâm sàng trung dược).

Trị chứng động mạch xơ cứng, huyết áp cao nơi người lớn tuổi: Tang ký sinh, Nữ trinh tử, lượng bằng nhau, sắc uống (Sổ tay lâm sàng trung dược).

Trị bị hẹp van tim, đau tức ngực do huyết hư sinh ra: Chế thủ ô 12g, Xương bồ 6g, Hoàng tinh 12g, Uất kim 6g, Bá tử nhân 12g, Nguyên hồ 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia ba lần.

Trị sa tử cung: Chế thủ ô 30g, Sơn du nhục 9g, Trứng gà 3 quả. Chế thủ ô và sơn du nhục sắc bỏ bã lấy nước, cho trứng gà vào nấu chín, ăn trứng uống nước thuốc ngày hai lần vào 2 buổi sớm, tối; uống mấy ngày liền.

Phòng trị các bệnh về hệ thống tim mạch, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch: Chế thủ ô 50g, Rau cần l00g, Thịt nạc băm vụn 50g, Gạo lức l00g. Hà thủ ô bỏ vào ấm đất sắc đặc lấy nước, bỏ thịt nạc, gạo lức vào nấu cháo, thêm muốn mì chính, gia vị vào là ăn được.

Trị huyết hư thể nhược, đầu váng mắt hoa, râu tóc bạc sớm, di tinh, rụng tóc, khí hư quá nhiều, huyết hư, táo bón: Chế thủ ô 60g, Trứng gà 2 quả. Cho nước vào hầm chung. Trứng chín thì đập bỏ vỏ, bỏ vào nồi thang đun thêm một lát, ăn trứng uống nước thuốc.

Trị huyết áp cao, váng đầu: Chế thủ ô 30g, Câu đằng 20g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần sớm, tối.

Trị táo bón: Hà thủ ô tươi 20g, Huyền sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia hai lần sớm, tối.

Trị thận hư, phong hàn, đau lưng: Chế thủ ô 180g, Hạt ý dĩ tươi 120g, Rượu trắng 500ml. Ngâm rượu sau nửa tháng là uống được. Ngày uống hai lần vào hai buổi sớm, tối, mỗi lần 10, 20 ml.

Trị “Cốt nhuyễn phong”, lưng gối đau nhức, đi đứng không được, ngứa toàn thân: Hà thủ ô củ lớn mà có hoa văn 300g, Ngưu tất 300g, với một lít rượu ngon, ngâm 1 đêm rồi phơi nắng cho khô (khi dùng Hà thủ ô đừng dùng vật có chất sắt thép), luyện mật làm viên, uống lúc đói trước khi ăn, mỗi lần 30 – 50 viên với rượu. Có thể trị được thêm chứng phong đàm hoặc sốt rét lâu ngày không khỏi (Kinh nghiệm phương).

Trị ghẻ lở toàn thân sinh ra ngứa ngáy: Hà thủ ô tươi và lá ngải liều lượng ngang nhau, sắc đặc, đổ ra chậu, dùng để ngâm, rửa.

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN