Dị ứng “Người tình”

DỊ ỨNG “NGƯỜI TÌNH” LÀ GÌ?

Những phụ nữ bị dạng dị ứng này phải làm gì khi yêu phải một người tình tắm rửa cẩu thả? Đã là người lớn, chuyện tắm rửa có thể khắc phục được. Anh ta chăm chút và dịu dàng. Còn thận trọng nữa: Khi lên giường còn không quên bao cao su (condom) và thuốc bôi diệt tinh trùng (spermicide). Thật tuyệt vời! Cơn đam mê bùng cháy. Nhưng bỗng nhiên cảm thấy ngứa và rát.

Tất nhiên là tại dị ứng. Trước hết phải loại trừ từng tác nhân một – Thứ 1, có thể là bao cao su (condom) mà phần lớn được chế tạo từ mủ cao su. Thứ 2, là thuốc bôi diệt tinh trùng có thành phần nonoxinol… Có thể tháo bao cao su và không sử dụng bôi diệt tinh trùng để tiếp tục “cuộc hành trình hạnh phúc”. Nhưng ngoài nguy cơ có thai và mắc các chứng bệnh lây truyền qua sinh hoạt tình dục (STDs), phụ nữ còn bị nguy cơ dị ứng tinh dịch (allergy from sperminal fluid (ASF). Vì đây cũng toàn là chất đạm (protein)… Xin bạn chớ vội cười. Một số phụ nữ không chịu nổi người chồng mình theo đúng nghĩa đen của từ này: Khi tiếp xúc với chồng bỗng họ bị sưng tấy da, nổi vết đỏ và ngứa…

NHỮNG PHỤ NỮ NÀY PHẢI LÀM GÌ?
1. Chuyển sang dùng bao cao su bằng chất liệu polyurethane.
2. Không dùng bao cao su có chất bôi diệt tinh trùng nữa. Tốt nhất hãy uống thuốc tránh thụ thai (contraceptive pills)
3. Trước khi kết hôn nên cùng người yêu đi xét nghiệm xem có hợp được với tinh dịch của người chồng tương lai hay không.
Một nữ đọc giả 25 tuổi hỏi: “Tôi đã vài lần bị sẩy thai.Tôi đã cùng chồng đi khám nhưng không phát hiện thay hai người có bệnh tật gì. Bác sĩ ngờ rằng có khả năng là tôi bị dị ứng với chồng. Tôi không hiểu tại sao lại như vậy và tôi phải điều trị như thế nào?

Thông thường sẩy thai liên quan đến những trục trặc trong hệ thống miễn dịch (immuno system). Nhưng thật kỳ lạ là các bác sĩ lại coi đó là nguyên nhân sau cùng. Sau nhiều năm khám và chữa bệnh không kết quả ở bác sĩ chuyên khoa sản (obstetrician), bác sĩ chuyên khoa nội tiết (endocrinologist)… rồi cuối cùng mới tới gặp bác sĩ chuyên khoa miễn dịch học (immunologist).

Phản ứng như vậy của hệ miễn dịch có thể so sánh với dị ứng (allergy) – Khi tinh trùng xâm nhập vào cơ thể phụ nữ, tinh trùng được hệ miễn dịch của người phụ nữ coi như một tác nhân lạ (foreign factor). Thế là cơ thể quyết liệt chống lại, bằng cách tiết ra những chất đặc biệt – các kháng thể chống tinh trùng. Kết cục của cuộc chiến này là tinh trùng trở nên bất động và không thể thụ tinh với tế bào trứng.

Thông thường một cặp vợ chồng như vậy không thể thụ thai, còn nếu có mang thai thì cũng dễ dàng bị sẩy thai. Tốt nhất nên khám bệnh trước khi có ý định làm mẹ. Và điều đầu tiên là phải xác định xem vợ chồng có hòa hợp được với nhau hay không.

Xét nghiệm này thật đơn giản: Sau 3 ngày phụ nữ kiêng giao hợp, sau 2-3 giờ kể từ khi giao hợp người ta dùng loại lam kính phết đặc biệt để xác định số lượng tinh trùng còn sống. Nếu số lượng tinh trùng trên 7 thì được là dương tính (+) có nghĩa là không có dị ứng. Nếu số lượng tinh trùng từ 2 đến 6 thì là dương tính yếu (+-). Còn nếu không có tinh trùng nào còn sống thì được là âm tính (-).

Cặp vợ chồng như vậy dứt khoát phải đi khám bệnh. Trước tiên là phát hiện những bệnh viêm nhiễm tiềm tàng và phải được chữa trị tuyệt căn. Vì bất kỳ bệnh viêm nhiễm nào cũng có khả năng tạo ra các kháng thể (anticorps). Nếu tìm được các bệnh thì điều đó khắng định vô sinh (infertilisation) và sẩy thai là do nguyên nhân miễn dịch.

Có một vài lối thoát khỏi tình trạng này – Đơn giản nhất trong vòng 6 tháng nên áp dụng các biện pháp ngừa thai (contraceptive measures). Đồng thời, vợ chồng tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp, thành thử loại trừ sự hình thành các kháng thể. Trong thời gian đó có thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và khi cơ thể “mất cảnh giác” thì tiến hành thụ thai. Phương thức này chỉ có hiệu quả 40 – 50% trường hợp.

Một cách khác là thụ tinh nhân tạo (hay thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro) – bằng cách giúp tinh trùng vào tử cung (dạ con) không qua rào cản là niêm mạc cơ quan sinh dục. Có thể sử dụng tinh trùng của người chồng hoặc người hiến tặng cho mục đích này.

Khi vợ chồng không hòa hợp về miễn dịch thì vẫn có thụ thai tự nhiên nhưng rất dễ bị sẩy thai ở những tháng đầu thai nghén. Trong trường hợp này phải tiêm bạch huyết cầu (white blood cells (WBCs) của người chồng… Phương pháp này được áp dụng đối với trường hợp sẩy thai thông thường, tức là khi không phát hiện thấy các nguyên nhân khác để có thể gây sẩy thai trong lần tiếp theo. Người vợ được tiêm bạch huyết cầu đậm đặc của chồng ở bả vai và khi đó toàn bộ hệ thống miễn dịch tập trung tấn công ở đó. Phụ nữ có thể về nhà ngay sau khi được tiêm mà không cần tiêm tiếp nữa. Nhưng một vài ngày sau phải đến khám để được kiểm tra xem để biết chắc chắn rằng thai vẫn tiếp tục phát triển.

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN