Cholesterol máu cao

Hoàng Thị H… 52 tuổi, chăn nuôi. Người rất mập mạp, cân nặng 82kg. Mấy năm gần đây, sau khi tắt hẳn kinh nguyệt, tự nhiên chị thấy cơ thể ngày càng béo phì, người lúc nào cũng thấy nặng nề, uể oải, ăn uống không cảm thấy ngon, ăn ít đi để cho bớt mập nhưng càng ngày càng mập hơn. Huyết áp lúc nào cũng cao trên 160/105mmHg. Hay mệt mỏi, không muốn làm việc gì, cả, chỉ thích nằm xem phim nhiều tập. Đêm khó ngủ, ngày thì thức trắng. Cholesterol trong máu lúc nào cũng trên 300mg/ lít. Hầu như ngày nào chị cũng phải uống thuốc hạ áp, thuốc chống mập, thuốc về tim, thuốc đau nhức…

Gần đây, nghe lời bạn bè, chị chịu khó đi bộ mỗi ngày mấy cây số nhưng các triệu chứng trên chưa giảm mấy. Bạn bè khuyên chị uống thuốc Đông y thêm cho mau giảm bệnh.
Vì uống thuốc lâu ngày, hầu như chị quá ngán thuốc rồi, chúng tôi ngại không dùng nhiều vị thuốc vì ảnh hưởng đến tâm lý sợ thuốc của chị. Vì vậy tôi chỉ cho dùng 1 vị duy nhất là Cây Mắc Cỡ.

Mỗi ngày dùng 30g cây và lá, 16g rễ, 12g hột. Sắc với 2 chén nước, còn 1 chén, uống buổi sáng, buổi tối, đổ vào 3 chén nước, còn ½ chén, trước khi đi ngủ.

Sau 3 ngày uống thuốc chị cho biết dễ ngủ hơn, cơ thể có vẻ bớt nặng nề, ăn uống thấy ngon miệng, không uể oải và làm việc như quét nhà, nấu cơm được, không thấy mệt. Sau 2 tuần các triệu chứng khó chịu ở trên 10 phần giảm được 5-6. Kiểm tra lại máu, lượng Cholesterol giảm xuống còn 245mg/lít.

Chị tiếp tục uống như trên kết hợp đi bộ… trong 2 tháng, các triệu chứng bệnh biến mất, trọng lượng cơ thể giảm được gần 10kg, sinh hoạt bình thường, ăn ngủ tốt, đi lại khỏe. Hiện nay sức khỏe chị hoàn toàn bình thường.

MẮC CỠ 

Còn gọi là Cây Thẹn, Xấu Hổ, Trinh Nữ, Hột của nó Đông y gọi là Nữ Trinh Tử.
Tên khoa học: Mimosa pudica L.
Họ khoa học: Trinh Nữ (Mimosaceae).

Mô Tả: Cây nhỏ, cao 30-40cm. Thân cành có gai hình móc. Lá kép chân vịt mang 4 nhánh lá chét xếp lông chim, lá chét nhỏ có 15-20 đôi gần như không cuống, khẽ động vào là cụp xuống. Cuống chung gầy mang nhiều lông, dài 4cm, cuống phụ 2 đôi có lông trắng cứng. Hoa màu tím đỏ. Quả giáp dài 2cm, rộng 3mm, thắt lại ở giữa các hạt, có lông cứng ở mép. Hạt gần như hình trái xoan dài 2mm, rộng 1,5mm. Mọc hoang khắp nơi.

Theo Đông y:
+ Rễ và lá có vị đắng, tính mát. Có tác dụng an thần, giảm đau, trừ phong thấp.
+ Hột có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ ích thận âm, làm mạnh lưng và gối.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy: không dùng.

Sách Đông Dược Học Thiết Yếu nhận định về Nữ Trinh Tử như sau: “Vị thuốc này mầu đen, vào Thận, tính bình, không táo, là vị thuốc bổ thận thủy, dưỡng thận âm, tuy công năng của nó không bằng vị Thục địa nhưng nó có tác dụng bổ mà khôg gây nên đầy trướng, công dụng gần giống như vị Hà thủ ô nhưng 1 vị thì rẻ, còn 1 vị thì đắt”.

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN