Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì???

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Trái cây nói chung thường có vị ngọt, người ta thường nghĩ rằng một người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn chúng. Nhưng có một số loại trái cây đặc biệt hiệu quả trong việc quản lý lượng đường trong máu. Với hàm lượng giàu có các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật, trái cây là một bổ sung lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn uống nào. Hiểu rõ bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì sẽ giúp chúng ta giữ được đường huyết ổn định và phần nào giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên loại trái cây nào?

Trái cây cho người tiểu đường được chia làm 2 loại: trái cây làm đường huyết tăng vọt và trái cây ít gây tăng đường huyết hoặc có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Nếu người bệnh đang kiểm soát đường huyết tốt thì người bệnh đó có thể ăn được những loại trái cây tăng đường huyết cao như: nhãn, nho, vải, mít…. Tuy nhiên, người bệnh cũng chỉ nên ăn ở mức độ nhất định.

Những người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết thì nên ăn những loại quả như: bưởi, cam, táo, xoài… do chúng ít gây tăng đường huyết. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ trong những loại trái cây này cũng giúp giảm và ổn định đường huyết tuy nhiên người bệnh cũng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Thực tế đã chứng minh, tăng đường huyết sau ăn là nguyên nhân gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bưởi đỏ: Là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

Bơ: Đây là một loại quả siêu dinh dưỡng với rất nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, nó cũng không làm hại đến dạ dày của người ăn. Chất béo không bão hòa đơn giúp tiêu hóa chậm và không gây béo và giúp giữ ổn dịnh đường trong máu. Những chất béo tốt có chứa trong bơ có tác dụng đảo ngược tác động của kháng insulin và ngăn chặn một số nguy hiểm có thể gặp phải ở người bệnh tiểu đường.

Bưởi: Là một trong số ít những quả được Hiệp hội Đáo tháo đường Hoa Kỳ khuyến khích người bệnh tiểu đường nên ăn. Chỉ số đường huyết thấp (<25), giàu chất xơ và vitamin C. Loại quả quả này còn chứa flavonoid có tên gọi naringenin giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, duy trì trọng lượng hợp lý làm cho bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt hơn.

Cam: Với chỉ số đường huyết khoảng từ 31 – 51, cam là một trong những loại trái cây lành mạnh có thể được bổ sung trong chế độ ăn uống thường xuyên của bệnh tiểu đường. Cam chứa một lượng cao chất xơ, vitamin C và các khoáng chất khác như thiamin giúp quản lý lượng đường trong máu. Thêm vào đó, cam cũng được phân loại là một thực phẩm glycemic index thấp giúp giải phóng glucose từ từ vào máu. Ngoài ra, cam có thể giúp kiểm soát hoặc giảm trọng lượng, một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường.

Chà là: Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

Cóc: Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II.

Dâu tây: Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

Dưa hấu: Rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

Đào: Là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Đu đủ: Là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

Kiwi: Một mối quan hệ tích cực đã được tìm thấy giữa tiêu thụ kiwi và giảm lượng đường trong máu. Có chỉ số đường huyết khoảng từ 47 – 58, Kiwi chứa nhiều vitamin C, E và A, flavonoids, kali và một lượng lớn beta-carotene được bảo vệ khỏi các gốc tự do và cải thiện sức khỏe tổng thể. Thêm vào đó, kiwi có nhiều chất xơ và ít carbohydrate, hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm cholesterol.

: Lê rất giàu vitamin A, B1, B2, C và E cũng như chất xơ, giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Ngoài ra, lê chứa carbohydrates thấp, ít calo, và chỉ số đường huyết dưới 38. Lê đặc biệt có lợi cho những người có bệnh tiểu đường loại 2 vì chúng giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Mâm xôi: Chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

Mận đen: Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Cha Muller (Ấn Độ) về tác dụng của trái mận đen trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy rằng 2 chất là a-xít ellagic và tanin có thể thủy phân có tác dụng rất tốt cho người tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Măng cụt: Đây là một loại quả cực kỳ có lợi cho những người béo phì, măng cụt giúp giảm cân và ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2. Măng cụt có khả năng điều hòa lượng đường trong máu, chống viêm các mô mỡ. Ăn măng cụt thường xuyên, người bệnh sẽ ít phải dựa vào thuốc men hơn. Nếu muốn giảm cân hoặc ngăn chặn tiểu đường tuýp 2, hãy ăn măng cụt.

: Có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Óc chó: Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

Ổi: Là một trong những loại hoa quả người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên. Công bố từ nghiên cứu của trường Đại học I-Shou (Đài Loan, Trung Quốc) đã chứng minh rằng: Ổi là hoa quả rất tốt trong việc chống lại bệnh tiểu đường, vì nó giúp làm giảm việc hấp thu đường trong máu. Trong ổi cũng rất nhiều vitamin C, do vậy, rất tốt khi ăn loại quả này vào mùa hè.

Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bột, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Táo: Những trái táo giòn, ngon ngọt có thể giúp cơ thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Táo rất giàu chất xơ hòa tan, vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng cũng chứa pectin, giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất thải nguy hại cũng như làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường lên đến 35%.

Việt quất: Vị trí quán quân ngăn ngừa tiểu đường là quả việt quất. Ăn quả việt quất 3-5 lần, với lượng phù hợp trong một tháng giảm nguy cơ tiểu đường type 2 tới 11% đến 26%. “Thường xuyên ăn trái cây, đặc biệt là quả việt quất, táo và nho là rất quan trọng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các loại quả như việt quất là thuốc tiên mà cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn để cơ thể khỏe mạnh”, tiến sĩ Qi Sun, làm việc tại đại học Harvard, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ.

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây trước hay sau khi ăn?

Về nguyên tắc, trong trái cây chứa rất nhiều chất xơ. Đặc biệt trước mỗi bữa ăn, chúng có tác dụng làm đầy dạ dày trước, hạn chế việc ăn nhiều cơm khiến đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, rau xanh cũng cung cấp rất nhiều chất xơ. Do đó, việc ăn trái cây trước bữa ăn hay sau bữa ăn không quan trọng bằng việc chúng ta nên lựa chọn ăn những loại trái cây nào và ăn ở mức độ nào.

Người bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây không?

Khi ép nước trái cây, toàn bộ chất xơ sẽ bị bỏ ra ngoài. Hơn nữa, hàm lượng đường trong đó rất cao và thẩm thấu nhanh hơn và hệ quả là đường huyết của tăng vọt. Vì vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn trái cây và hạn chế uống nước ép của chúng.

Lưu ý: Mỗi người bệnh tiểu đường nên có trong nhà máy đo đường huyết để luôn kiểm tra, theo dõi các chỉ số đường huyết. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh đường huyết được tốt hơn.

Nên tuân thủ theo chế độ ăn đã định sẵn hàng ngày, cộng với việc tránh xa những thực phẩm có hại. Bạn sẽ hạn chế được tối đa tác động xấu của bệnh tiểu đường lên cơ thể. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục 35 phút mỗi ngày.

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN