Bấm huyệt trị bệnh tim

Bệnh về tim được cả thế giới chú ý nghiên cứu, vì vậy thuốc trị bệnh tim có thể nói là vô số kể… Tuy nhiên, loại thuốc này cũng được coi là mắc nhất trong các loại thuốc thường dùng. Đối với người bình thường, khi phải dùng đến các loại thuốc tim mạch, rất dễ “lủng hầu bao”, thế nhưng, trong một số trường hợp, chỉ với đôi bàn tay, chúng ta có thể tạm xoa dịu một số bệnh chứng rối loạn của tim và trong một số trường hợp, hiệu quả còn vượt hơn cả sự mong đợi!

RỐI LOẠN NHỊP TIM

Trung bình nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút, nhịp đập đều đều. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh hoặc chậm lại.
Loạn nhịp tim là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim. Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu (tim đang đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhịp thất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

Huyệt có tác dụng đối với rối loạn nhịp tim là huyệt Tâm bào khu (giữa lòng bàn tay), Nội quan (giữa lằn chỉ cổ tay lên 2 thốn).

Khi bấm huyệt Nội quan, nếu đau ngực bên trái thì dùng huyệt Nội quan bên phải, Ngực đau bên phải dùng huyệt Nội quan bên trái. Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt, ngón tay trỏ đỡ mặt sau cẳng tay, day ấn mạnh và đều. Nếu nhịp tim vẫn chưa bớt nhanh, dùng bó tăm day mạnh sẽ có kết quả.

Khi tim đập mạnh và loạn nhịp, ấn nhẹ vào huyệt Khích môn (giữa lằn chỉ cổ tay lên 5 thốn) có thể làm ngưng triệu chứng rối loạn. Huyệt bên tay trái có hiệu quả tốt hơn.
Lấy ngón tay dùng lực bấm vào huyệt, đồng thời quay cổ tay vào trong sẽ đạt hiệu quả rất tốt.

Khi bạn cảm thấy rối loạn về tim, bấm vào huyệt này 3 – 5 giây, nghỉ 1 – 2 giây, kích thích lặp lại 3 – 5 lần là được. Làm như vậy có thể ổn định triệu chứng và hết cảm giác khó chịu.
Huyệt Khích môn có công năng điều tiết tuần hoàn máu do đó có hiệu quả bất ngờ đối với triệu chứng rối loạn thường. Không chỉ là tim, đối với tuần hoàn máu do các nguyên nhân khác gây ra thì kích thích huyệt này cũng có hiệu quả. Ví dụ khi cãi nhau với người khác, ai cũng thường đỏ mặt, gân cổ căng lên. Hoặc vì một chuyện không vui nào đó mà tức giận, bạn sẽ cảm thấy máu sôi lên, một lượng lớn máu sẽ dẫn vào não. Kích thích huyệt Khích môn sẽ có thể điều tiết hiện tượng này. Sau khi máu trong não khôi phục bình thường, hiện tượng đỏ mặt, căng gân cổ sẽ không còn, cảm giác tức giận bừng bừng cũng hết. Vì vậy huyệt Khích môn rõ ràng có hiệu quả hạn chế tức giận.

Muốn đề phòng tim đập mạnh và loạn nhịp, có thể mỗi ngày kích thích huyệt Thiếu xung (mé trong gốc móng ngón tay út) 2 – 3 lần, mỗi lần dùng ngón tay ấn vào huyệt này khoảng 20 giây. Tuy nhiên khi tim đập mạnh và loạn nhịp nhiều, có thể dùng răng cắn nhẹ vào ngón tay út để kích thích huyệt này. Trong thời gian cắn vào huyệt, tim đập mạnh và loạn nhịp sẽ bị kềm chế. Huyệt bên tay trái có hiệu quả tốt hơn.

TIM ĐẬP NHANH

Khi thấy tim đập nhanh, kích thích kỹ khu Phản xạ tim trên bàn tay trái, khu phản xạ Tùng thái dương trên hai bàn tay và khu phản xạ Mắt (tim) trên ngón giữa.

Đặc biệt là khu phản xạ Tim, sau khi dùng bụng ngón tay ấn mạnh lên huyệt, nếu thấy đau thì có nghĩa là tim suy yếu, vì vậy, cần xoa bóp, kích thích hàng ngày.

Cách kích thích ở ngón giữa là kẹp ngón tay lại để xoa bóp hay chà xát đều được.

Có người không làm việc gì vận động nặng nhọc mà cảm thấy tim đập nhanh, trong lòng bất an, một lúc sau, dần dần cảm thấy mạch nhanh, tim như có ai bóp đau nhói, thậm chí sinh lạnh, ra mồ hôi trộm, hụt hơi, thở gấp. Đó là triệu chứng tim đập nhanh, hụt hơi do thần kinh gây ra. Nếu nhẹ thì có cảm giác nôn nao bất an, có tính liên tục lâu dài. Cho nên, bệnh tim đập nhanh, hụt hơi, phần lớn có liên quan đến thần kinh.

Điều trị chứng tim đập nhanh, hụt hơi do thần kinh, có hiệu quả nhất là kích thích vùng và huyệt điểm của Tâm kinh, Tâm bào kinh có liên quan với tim. Thường xuyên lâu dài bấm ấn nhẹ vào Tâm bào khu (giữa lòng bàn tay) không những có thể loại trừ bất an, giận dữ, nóng vội, mà còn có thể làm cho tim bớt đập nhanh và bớt hụt hơi. Cần chú ý là phải chịu khó kích thích từ từ, không thể kích thích mạnh, nếu không sẽ tăng thêm bất an và nôn nao trong tim.

TIM YẾU

Biểu hiện hay mệt vùng ngực, hồi hộp, có cảm giác bất an, sợ hãi…

Nên đeo nhẫn bạch kim ở ngón giữa. Chất ion âm phát ra trên chất bạch kim đó có ảnh hưởng tốt cho cơ thể. Hiện nay kết quả nghiên cứu này đã được khẳng định và phổ biến. Nếu không đeo nhẫn cũng có thể dùng dây vải mềm, lúc buộc chặt, lúc nới lỏng, lặp lại cách này nhiều lần sẽ có tác dụng.

CƠN ĐAU THẮT NGỰC (Angina Pectoris)

Là cơn đau ép vùng tim và dưới chấn thủy, cơn đau xoáy lên vai và cánh tay trái. Thường triệu chứng này là báo hiệu của nhồi máu cơ tim, là dấu hiệu nguy hiểm, nếu cứu trị chậm, không kịp thời, dễ dẫn đến tử vong.

Nếu người bệnh chỉ đau, có thể dùng phương pháp sau để giảm cơn đau, điều chỉnh máu không ép vào tim.

Nếu đau nhiều, vã mồ hôi, xanh tím người… nên chuyển ngay đến chuyên khoa để cấp cứu.

+ Để ý các vùng bắp thịt phía trên gáy, vùng rung và đau. Đặt ngón tay cái vào, ấn, thả ra. Rung cho đến khi những điểm đau này biến đi.

+ Đặt ngón tay cái vào chỗ trũng dưới xương đòn bên trái (huyệt Trung phủ) ấn xuống, giơ ngang tay trái). Làm 5 lần, Tay phải cũng làm như vậy.

YẾU TIM (Trích trong Stories the feet have told của Eunice Ingham)

Một bà cụ 60 tuổi, bị yếu tim, đã nằm liệt giường 3 tháng liền. Cụ đi phải có người đỡ, hai bàn tay luôn run run. Hồi tôi mới chữa trị bằng phương pháp phản xạ, mỗi lần nhận một bệnh nhân về tim, tôi cũng hồi hộp chẳng kém gì người bệnh vì biết rằng bệnh này rất dễ trở chứng. Điểm phản ứng của tim ở giữa gốc các ngón chân thứ ba và thứ tư bàn chân trái. Nhưng lần chữa cho bà cụ này, tôi không phải lo âu lâu. Mới sau một lần xoa bấm, cụ đã trở nên rất tỉnh táo, khỏi chứng run tay.

Trong suốt cả tuần, ngày nào cụ cũng lại chỗ tôi, tỏ vẻ rất lạc quan. Cụ bước lên bậc thang vào nhà tôi không cần ai đỡ. Cụ cho biết, trước khi chữa trị, cụ chẳng ngửi thấy mùi gì cả vì mũi cũng bị “điếc” luôn. Còn bây giờ, sáng sáng cụ lại ra vườn để thưởng thức mùi các loại hoa. Cách đó một thời gian, khi gặp người con, tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ, thì chị bảo: “Bây giờ mẹ tôi khá lắm rồi. Cụ lái xe một mình đi thăm bà con thân thuộc. Tính tình cụ trở nên rất lạc quan, vui vẻ, yêu đời”.

Có một người bạn gái khá thân, ít lâu nay không được gặp. Mấy năm nay bà ta rời thành phố về sống ở miền quê. Bà cần nơi yên tĩnh vì lên cơn đau tim mấy lần rồi. Một hôm, biết tin bạn về thăm ngôi nhà cũ ở thành phố, tôi viết thư mời bà tới chỗ tôi để thử một lần phương pháp chữa trị của tôi. Bà nhận được thư tôi và đã đến để cho tôi xoa, bấm đôi chân của bà. Tôi đỡ gót chân của bạn trên một bàn tay, còn bàn tay kia dò dẫm ở vùng phản ứng với tim, như tôi đã ghi ở phần trên. Khi tôi bấm đúng “huyệt”, bà ta giật nảy người lên và kêu to: Ôi! Chị đâm cái gì vào chân tôi vậy?

Tôi giơ bàn tay ra cho bạn tôi coi, cười bảo: Tôi có cầm cái gì đâu. Chị cảm thấy thế nào?
Tôi nghĩ rằng chị vừa đâm một mũi kim nhọn vào chân tôi và cảm thấy như có một luồng điện chạy từ chỗ đó tới tận tim.

Tôi lại hỏi: Vậy, bây giờ chị thấy thế nào?
– Sau khi bị “điện giật”, bây giờ tôi lại có cảm giác dễ chịu.

Từ hôm đó, tôi không chữa trị gì thêm cho bạn tôi cả. Một thời gian sau, khi gặp lại, tôi thấy sức khỏe của bạn tôi khá lên rõ rệt. Bà ta làm được mọi công việc thường ngày mà trước kia bà không thể làm nổi. Hình như, qua thời gian nghỉ dưỡng bệnh, nhất là sau “cái bấm đúng huyệt” của tôi, bà đã được trang bị một trái tim mới vậy…

Ông Hart bị bệnh tim, đã qua nhiều bệnh viện để chữa trị. Vợ chồng ông đông con nên lo việc kiếm ăn làm cho tinh thần ông lúc nào cũng căng thẳng, từ nhiều tháng nay, ông không ăn được vì tiêu hóa rất kém. Đã thế, ông lại còn không ngủ được. Tính tình ông trở nên khó chịu, hay cáu gắt. Khi tôi nắn bóp bàn chân ông để dò bệnh, đụng vào điểm nào ông cũng kêu đau. Nhưng sau đó lại cảm thấy dễ chịu, tôi không ngưng tay lại lâu tại một điểm nào, nhưng ngay từ lúc đầu tôi đã chú ý “làm việc” với tất cả các tuyến nội tiết. Đầu tiên là tuyến yên, “vua” của các tuyến, ở ngón chân cái. Dưới cổ ngón cái là tuyến giáp, rồi đến các tuyến thượng thận và sinh dục. Sau đó tôi mới xoa bấm cẩn thận điểm phản ứng của tim. Và cũng không bỏ qua các điểm của gan, lách, kể cả các điểm của tai và mắt. Vì điểm phản ứng nào của ông Hart tôi cũng thấy cần, nên cuối cùng gần như tôi chà xát chân ông ta bằng hết cả bàn tay mình.

Mấy ngày sau, khi vợ ông ta gặp tôi, bà kể: Chồng tôi cứ như người mới được hồi sinh, tính nết cũng khác hẳn. Trước kia ông ấy hơi một tí là quát mắng vợ con vậy mà bây giờ lại trở nên rất tình cảm. Có lẽ chỉ vì ông ấy ăn được và nhất là ngủ được, cứ đặt mình xuống giường, đầu đụng vào gối là ông ngủ được rồi. Thật là lạ! Do đó, sức khỏe của ông ấy phục hồi rất nhanh.

BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN